Translate

Libellés

lundi 25 juillet 2016

Caroline Thanh Huong giới thiệu chương trình văn chương, văn nghệ tháng 7 của groupe Hương Xuân 2016.

Kính gửi quý anh chị những bài thơ, nhạc của các anh chị trong groupe Hương Xuan 2016.
Chân thành cám ơn sự đóng góp bài vỡ của quý anh chị.
Caroline Thanh Hương.
 photo unnamed9.jpg

Tháng bảy là tháng chia tay của tuổi học trò, của sự thay đổi cho từng người và vạn vật. Bài thơ nhẹ nhàng , nhớ về một thủa sắp rời xa mái trường để đi tòng quân, anh Huy Văn đã gửi cho chúng ta thưởng thức một bài thơ thật ngậm ngùi, nhưng không buồn lắm.


MỘT MÙA TRỌ HỌCMái tóc Em dài như bóng nắngđổ mềm như  suối, nhẹ như sươngGần trong tay với mà xa vắngnên chỉ lặng thầm, thương nhớ thương!Tôi thường theo Em vào lớp họcngồi ngắm bờ vai xỏa tóc huyềnNhững chiều đếm bước về học xáEm trước, tôi sau... thả dốc nghiêng.Từ lâu tôi chỉ là chiếc bóngthầm lặng theo Em bước chung đườngEm là hoa thắm vườn xuân mộngcòn tôi: bướm lạc giữa chiều sương!Một mùa trọ học, mấy mùa hoaEm vẫn vô tình...mãi cách xaCon nước về xuôi cho suối nhớTình như gió thoảng chốn quan hà.Chia tay khi chiều buông nắng nhạtNói chỉ thêm thừa câu vấn vươngEm sẽ là Em: ơi Đà Lạt!Tôi mãi là Tôi của dặm trường!
HUY VĂN
( Để nhớ mùa Tổng Động Viên 1972 )
Flag of South Vietnam.svg
 photo 250880_221059994590338_4102334_n.jpg
SUBJECT: NICE EN DEUIL
                                                                       
LYRICIST: SONG PHUONG
MUSIC COMPOSERLMST
HARMONISTLMST
SINGERChua co
YOUTUBE: Chua co
               
*Xin phep tac gia Thi si cho duoc cong tac phan am nhac
va duoc pho bien bat vu loi tren mot so Dien dan bon phuong
*When I give you my time, I’m giving you a portion of my life.
NHAC PHAM KHAC CUNG TAC DE TAI:
https://www.youtube.com/watch?v=AHUPOw62t_Q Paris Khoc (Song Phuong/lmst)
www.lmstflorida.com/?73 The Prayer for New York (lmst)
www.lmstflorida.com/?86 Kinh Cau Thu 3 Thang 9 (lmst)
 photo hommage-nice-1468570926-746.png
Khi con người đã bị lòng thù hận làm mờ đi lý trí thì tội ác chỉ là vấn đề của thời gian để trở thành hiện thực. Mừng vì ban bè và người thân, quen, đều được bình an. Nhưng cũng thật buồn khi kẻ quá khích đã không màng tới sinh linh của người dân hiền hòa và nhứt là của các trẻ thơ vô tội. Luôn cầu chúc cho quý Tri Âm, Thân Hữu và Đồng Môn bên trời Âu được vạn an.
HUỲNH VĂN CỦA
                                                                            ĐÊM TỪ GIÃ SÀIGÒN
Rồi cũng đến ngày đối diện với thực tế và chấp nhận định mệnh. Một định mệnh nghiệt ngã đến không ngờ. Một tháng vui tạm để khỏa lắp nỗi trống vắng, để đánh lừa tâm trạng chao đảo suốt từ khi rời Đà Lạt sau ngày thi cuối khóa. Cả nhà thông cảm nỗi buồn của tôi nên từ Ba Má đến các em, luôn cố gắng hết mức trong việc tạo một nguồn vui trong những buổi cơm gia đình trong suốt thời gian qua. Tôi thầm cảm ơn Ba vì dù rất buồn, ông cũng đã tận dụng những lúc chỉ có hai cha con, để kể cho nghe về những ngày tầm vông vạt nhọn của thời chống tây cùng những gian nguy mà ông đã trải qua để an ủi và chuẩn bị cho tôi thêm vững tinh thần qua những gian nguy, khổ ải của những ngày chinh chiến sắp đến. Má và các em thì không cần giấu cảm giác thật của mình. Ai nấy đều buồn thiu và cả tháng qua, những nụ cười liến thoáng của mấy cô em, nhứt là của cô em kế, hầu như rất ít khi được biểu lộ. Ai nấy đều mang nét dàu dàu trên khuôn mặt và tôi biết Má đêm nào cũng khóc. Vào lính là chuyện sẽ xa gia đình, sẽ vào sinh ra tử, nên buồn phiền là lẽ tất nhiên. Ngay cả khi sắp soạn cho tôi lên ĐàLạt trọ học Má cũng sụt sùi cả tuần lễ. Tôi hay trêu chọc bà : " Sao Má ' cải lương ' quá vậy ?! " Bà chỉ bật cười, mắng yêu " ...Cha mầy ! Chọc quê hả ? " Tôi là con trưởng, là niềm hy vọng của gia đình nên cả nhà không thể không lo lắng cho một tương lai bất định đang chờ đợi tôi. Không khí gia đình, vì vậy mà trầm lắng tới mức ...thì thôi cũng đành!
Biết tôi sầu đời nên dù Sàigòn đang lên cơn sốt chiến tranh và lệnh giới nghiêm lúc10 giờ đêm, Ba Má đã không rầy rà khi tôi đi chơi quá khuya và nhậu nhẹt thường xuyên hơn trước. Tôi đi đâu, làm gì cũng không cần thưa, báo như đã làm hằng bao năm qua. Hôm nay cũng vậy. Ngày cuối cùng trước khi trình diện nhập ngũ là một ngày hè ngập nắng. Một vòng Sàigòn buổi sáng chỉ đủ để ngồi ngay góc Mai Hương nhìn ông đi qua, bà đi lại trên vĩa hè Lê Lợi- Pasteur. Sàigòn thật bình thản. Sàigòn vẫn vui. Phố Sàigòn vẫn đẹp. Người Sàigòn vẫn thờ ơ với chiến tranh dù những màu áo trận và các loại quân xa luôn rộn rịp trên đường. Mới chia tay với thằng bạn thân ngay trước Casino Sàigòn, vừa xong bữa ăn trưa thì anh chàng " mặt trắng như con gái " Võ Hữu Trí lại xách xe xuống nhà rủ đi chơi.
- Đi đâu?
- Đâu cũng được.
- Tao tưởng mày dành cho " Em " mới phải?!
- " Bắt cóc " em nguyên ngày hôm qua rồi! Bữa nay rủ đi nữa thì chắc chắn sẽ bị ông bà bô của em dũa te tua!
- Ngày cuối mà!
- Chưa! Còn tới ngày 19 lận! Mà sao mày trình diện sớm làm gì vậy...Mình có ba ngày lận mà!?
Tôi không trả lời hắn, chỉ thưa nhẹ với Má rồi lách nhanh theo Trí ra cửa, không dám nhìn đôi mắt sâu hoắm của Má và một thoáng gật đầu của Ba. Trí cũng im lặng khi phóng xe về phía Tân Định. Hai cuộc sống khác nhau nhưng chung một hoàn cảnh và cùng một định mệnh. Hắn biết tôi thấp thỏm chờ trông một bóng người nhưng cả tháng qua chỉ bóng gió hỏi han cho có chuyện. Ngược lại, chuyện tình của hắn thì tôi biết rõ như thể hắn đang ở chung xóm với tôi. Trí cũng buồn và cần có bạn để tâm tình. Chỉ lạ một điều là hắn không chọn anh bạn khá thân và cũng là bà con bên ngoại đã cùng trọ học chung một phòng với hắn, mà lại chọn tôi để tâm tình và giết thì giờ.
Cà phê Văn Hoa buổi xế trưa thường không đông khách nên chúng tôi ngồi ngay ngoài cửa nhìn ra đường. Nhạc thời trang từ giàn Akai phát ra vừa đủ nghe như để làm nền cho những câu chuyện trên trời, dưới đất. Chúng tôi không nói tới chuyện ngày mai mà nhắc nhau thời trọ học. Mới đó mà đã như xa xăm lắm. Chuyện Đà Lạt thì nói cả ngày cũng không hết và lần này Trí thoải mái hỏi tôi về ...Nàng! Và tôi cũng không ngại ngùng khi thú thật với hắn là tôi vẫn trông ngóng một lần ghé thăm của tà áo dài mảnh khảnh của cao nguyên. Nhưng nàng vẫn biệt tăm, một lời thư cũng không có. Tôi buồn, nhưng không trách. Lời hứa không có chi ràng buộc, huống chi Nàng có quá nhiều bổn phận phải lo lắng cho gia đình ở Nha Trang và anh chị trên ĐàLạt. 
- Mày kín đáo thật! Bây giờ tao mới biết mày đầu tư mái tóc Khánh Ly đó. Cứ tưởng đâu...
- Thì phải vậy chứ sao! Quen nhiều người, nhưng chỉ chọn một. Vậy mà vẫn không xong...
- Thôi thì cứ hy vọng đi. May ra...
- Tao không hy vọng ...để khỏi tuyệt vọng. Cạnh tranh không lại " người ta " đâu. Coi như kỷ niệm đẹp vẫn tốt hơn.
-Ừ! Kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp.
Trí "phán " xong câu triết lý vụng là chỉ tay qua bên rạp xi nê. Mười phút sau chúng tôi thoải mái thả người trên ghế trong cơn mát lạnh của rạp hát. Không ai nói với ai lời nào trong suốt thời gian xem phim. Rạp chiếu thường trực nên chờ xem lại từ đầu cũng đủ mất khá bộn thời gian. Vì vậy khi chúng tôi trở ra ngoài thì đã có gió mát và Sàigòn cũng đã bắt đầu lên đèn.
- Đi ăn, hay về ngay. Trí hỏi tôi khi dắt xe xuống đường.
- Đi ăn! Về sớm làm gì!?
- Mày muốn đi đâu?
- Cơm tấm Trần Qúy Cáp.
- Không nhậu hả?
- Không! Ông bà già không vui đâu. Vã lại tao muốn mua cho ông già một phần . Ổng thích món này lắm.
- Ừ! Thì đi. Tao cũng thấy đói rồi.
Lại thêm những trao đổi bâng quơ về thời đi học khi ngồi trong chiếc quán quen thuộc và khi Trí thả tôi xuống đầu ngõ của con hẻm 152 bên đường Yên Đổ thì phố xá đã bắt đầu thưa thớt xe cộ. Hắn biết tôi trình diện đầu giờ vào sáng ngày mai, nên chỉ siết tay, nói lời hẹn gặp trong Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ trên Hốc Môn rồi phóng xe đi. Hẻm 152 của vùng Bến Tắm Ngựa là lối đi ngõ sau của nhà tôi. Phía cửa trước hướng ra đường Trương Minh Gỉang. Vì vậy khi mở cửa sau vào nhà, thì cô em kế khi thấy tôi - chưa kịp đặt mâm cơm lên bàn- đã níu áo tôi, nói:
- Chị Anh Đào ghé tìm anh, ở chơi từ chiều tời bây giờ mới chịu về . Anh chạy theo ngay đi, may ra còn kịp gặp chị ấy!
Anh Đào! Sao lại là Anh Đào mà không phải là Nàng? Tôi vừa tự hỏi vừa phóng xe ra đường. Dưới ánh đèn vàng vọt của góc Yên Đổ- Trương Minh Gỉang là bóng dáng quen thuộc của người đồng môn Vovinam. Anh Đào thấy tôi nên đưa tay vẫy và không giấu diếm sự mừng rỡ. Tôi nhìn đồng hồ: đã gần chín giờ tối. Khi tôi nói để đưa cô bạn về nhà thì Anh Đào không phản đối nhưng khi xe chạy gần tới " con hẻm thuốc lào " trên đường Võ Di Nguy thì Anh Đào vỗ vai bảo cứ đi thẳng để đến một quán cà phê nổi tiếng trên... Gò Vấp!
Quán cà phê Hương Xưa nằm trong khu vườn của một ngôi biệt thự xinh xắn. Ban ngày cảnh trí vốn đã bắt mắt với bàn ghế được đặt cạnh những gốc cây có treo nhiều giò lan hay các chậu hoa đủ loại, về đêm càng tăng thêm vẻ hữu tình khi trên mỗi bàn là một ngọn đèn dầu nho nhỏ vừa đủ để hai mái đầu chụm vào nhau ...tình tự. Đã hơn chín giờ nhưng quán vẫn còn đông khách. Tôi đoán họ ở đâu đó trong vùng nên không màng giới nghiêm sắp đến. Mọi người thì thầm trong tiếng nhạc dìu dặt khe khẻ vang lên từ đâu đó trong bóng tối. Chúng tôi cũng vậy. Anh Đào hỏi han đủ thứ mặc dù đã gặp nhau mới hai tuần trước. Và như thông lệ, cô bạn có đôi mắt ướt mi cong nói, còn tôi ngồi nghe. Vẫn là câu chuyện về chàng trai Võ Bị khóa 26 tên Phước, vẫn là đề tài Vovinam với những sinh hoạt của hai Chi Đoàn Thanh Niên mà tôi đã bỏ bê để ..." tìm thú lãng mạn trên cao nguyên " . Vẫn là những trách móc nhẹ nhàng khi thấy tôi hút thuốc quá nhiều. Và sau cùng là những lời an ủi thật chân tình làm tôi nhói lòng khi ước gì người ngồi trước mặt là Nàng, là tà áo trắng của giảng đường Spellman đã làm tôi ngơ ngẩn ngày những ngày đầu nhập khóa học Chánh Trị Kinh Doanh trên Đà Lạt.
Gía như Anh Đào là Nàng. Gía như mức độ tình cảm đủ dạt dào như tôi đã dành cho Nàng thì đêm nay, Anh Đào sẽ là một người yêu trọn vẹn. Nhưng tình cảm dành cho Anh Đào thì có giới hạn và còn nhiều dấu hỏi, còn tấm lòng dành cho Nàng thì...
- Nghĩ gì mà thừ người ra vậy?
Tôi định thần nhìn lại thì Anh Đào đã gọi trà hồi nào không hay. Tôi chỉ mĩm cười, không trả lời. Dường như trong thoáng chốc, tôi đã coi Anh Đào như một người tình, một người yêu chụm đầu tâm tình trong bóng tối. Tôi chạnh nhớ tới tháng ba vừa qua, tới đêm ngắm trăng Đà Lạt với nàng trên thềm khách sạn Palace và từ trong căn phòng trên gác trọ. Nhưng tôi không thể nói với Anh Đào những gì tôi nghĩ về nhau. Thà để mọi người, kể cả gia đình tôi đoán già, đoán non mà thấy hay hay, vui vui. Hãy còn quá sớm để bắt trái tim trả lời cho trò chơi cút bắt này. Nhưng đêm nay thì khác. Anh Đào đã gián tiếp mang lại một hạnh phúc trong tôi, hạnh phúc dù ngắn ngủi và rất vội vàng nhưng cũng đủ để ấm lòng khi cùng nhau rời quán ngay lúc đồng hồ chỉ đúng 10 giờ đêm.
SàiGòn giới nghiêm, thật sự giới nghiêm với những xe tuần tiểu ngược xuôi trên con đường đã vắng xe qua lại. Không ai để ý đến chúng tôi. Dưới mắt họ có thể vòng tay ôm một cách tình tứ là thể hiện tự nhiên của một cặp tình nhân đang muốn níu dài những giây phút bên nhau. Nhưng chỉ có thế . Vòng tay ôm ngang hông trở thành cái bắt tay thật chặc khi chiếc Suzuki dừng lại trước dãy nhà sau lưng tiệm thuốc lào nổi tiếng trên Phú Nhuận. Không có nụ hôn trong vòng tay từ giã. Không có lời yêu đương nồng thắm nhưng cũng đủ làm tôi cảm thấy lâng lâng trên đường về. Cảm giác này chỉ tan biến khi có tiếng còi ré lên một cách khẩn thiết. Nhìn lại thì trên lề- ngay góc đường mà Anh Đào chờ đón Taxi ngay trước đó chừng hơn một tiếng- là một nhóm tuần tiểu phối hợp gồm Quân Cảnh và Cảnh Sát.
- Anh có biết là đã vi phạm giờ giới nghiêm hay không?
 Người cảnh sát viên chưa hỏi giấy tờ đã nghiêm giọng phủ đầu.
 - Tôi biết!
 Tôi vừa nói vừa đưa cho anh ta căn cước và mảnh giấy có in mộc tam giác mang số KBC 3567, nằm gọn dưới góc trái. Mảnh giấy của Nha Động Viên mở đầu bằng câu: " Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm kính mời ông...."
- Sáng mai tôi trình diện nhập ngũ. Đêm nay chạy một vòng từ giã bạn bè nên về hơi trễ.
Viên cảnh sát liếc qua mảnh giấy, nhìn thẻ căn cước rồi vừa trả lại giấy tờ, vừa từ tốn nói lời chúc may mắn. Hôm đó là ngày Chúa Nhựt 16/07/1972 .

HUY VĂN
( Quý tặng những đồng môn và đồng khóa cùng bạn bè thân quen chung hoàn cảnh lúc Mùa Hè Đỏ Lửa. )
Flag of South Vietnam.svg
 photo thieu nu mo.jpg
Cám ơn anh Trương Giang đã luôn chia sẻ những bài thơ, nhạc truyện của groupe Thủ Khoa Huân.
Thơ tranh : Ngày Vui Bỗng Hóa Nên Buồn
Thơ & Design thơ tranh : Đỗ Công Luận )

  

     CÚC CỐ NHÂN      
Anh về, yêu lại màu hoa cúc 
Rực rỡ bình minh lộng lẫy xuân
Cúc đỏ, cúc vàng chen chúc nở   
Phương trời như thiếu cúc tri âm
Anh giữ trên tay hoa cúc trắng       
Một cành đơn độc giữa phù vân 
Mây, hoa cùng thấy lòng hoang vắng
Từ thưở người đi đã cách ngăn
Cố nhân cột tóc bằng nơ tím  
Áo tím làm xuân chợt thoáng buồn       
Chiếc nón bài thơ quai lụa tím            
Hiên chùa cúc tím nhuộm hoàng hôn 
Ảo giác say hoa xưa bát ngát        
Chao ôi, ngày tháng cứ xa dần            
Hương gây mùi nhớ, thơm ngào ngạt
Thanh sắc nào thay cúc cố nhân          
                      CAO MỴ NHÂN   
      OLD CHRYSANTHEMUM
Back home, I resume my love of chrysanthemums.
Red tansies, yellow tansies, do bloom as a whole
With their colors so radiant as when spring comes;
But this place seems to lack the flower of my soul.
I hold a white nice chrysanthemum in my hand,
The poor solitary blossom in this ephemeral state:
Clouds and flowers appear fallen in a forlorn land
Since my sweetheart and me are already separate.
The old lover used a purple tie to bind her hair rap;
Her violet dress suddenly caused spring to frown;
The poem-woven conical hat with purple silk strap
And the pagoda purple tansies imbrued the sundown.
So vast was my fancy addiction to this flower kind!
Alas, time has passed further and further, it by rolled.
The fragrance excites the recollections in my mind.
Which hue could replace my chrysanthemum of old?
Translation by THANH-THANH
 photo Diapositive19.gif
Áo Đỏ và Mùa Thu Nắng Sớm


Mời các bạn xem hai bức tranh mới vừa hoàn tất.
Áo Đỏ trong série Áo Dài, vần đang tiếp tục.
Và Mùa Thu Nắng Sơm, cảm tác từ một bài thơ của Thi Sĩ Phạm Oanh.
 photo unnamed10.jpg
MÙA THU NẮNG SỚM

Mùa Thu đến, trải nắng vàng rất nhẹ
Gió Thu về, khăn lụa mỏng mềm vai
Anh muốn ghé vào tai Em nói khẽ
Giữ hộ Anh, màu Thu đó đừng phai

Màu Thu đó hay màu xanh của lá
Nhuộm óng vàng khi mỗi độ Thu sang
Màu hồ thu biêng biếc dưới mây ngàn
Như màu mắt Em yêu ngày mới lớn

Màu Thu đó là mặt hồ sóng gợn
Ngọn Thu phong ve vuốt những tàng cây
Áo Em bay quấn quýt với trời mây
Cho hồn Anh bay lên cùng nắng sớm .

PHẠM OANH
 photo unnamedZDLH993P.jpg

  photo Luoi khong xuong.jpg

C Á I   L Ư Ỡ I

" Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo "
Ông bà ta đã khéo đặt câu
Người Hi Lạp có kém đâu
Gợi về miệng lưỡi, rầu mà phải khen :

" Lưỡi không xương, nhỏ nhen yếu đuối
Nghiền nát tan, giết tuốt có khi "

Ngưồi Thổ, ai oán lâm ly :
" Không xương cái lưỡi, lầm lì gươm dao "

Châm ngôn Hồi, lao xao nhắc nhở :
" Lưỡi dài, đường chết mở thênh thang "
Hoặc thêm : Chớ để lưỡi mang 
Dao kề cận cổ, tang thương, mất đầu "

Người Trung Hoa, cơ cầu lợi hại
Nghĩ, suy, thành, bại, để hầu khi
" Một lời lưỡi đã phóng đi
Bay nhanh ' tứ mã nan truy ', rõ ràng "

Nhà hiền triết ngọc vàng, Ả Rập :
" Trái tim, nơi chứa chấp muôn điều
Nhà kho rộng lớn mọi chiều
Lưỡi kia, lời đẹp mỹ miều, thốt ra "

Cách ngôn này, vốn là Do Thái :
" Bước đi dù có trái, trặc chân
Chớ nên để lưỡi khôn ngăn
Lỡ lầm, trơn trợt, băn khoăn hận lòng "

Người văn sĩ, linh hồn nền móng
Đạo lý đời, nhanh chóng phụ thêm :
" Ai thường gìn giữ lưỡi mềm
Là luôn chăm sóc hồn mình yên vui "


                Trần Trọng Thiện




Bài thơ "Cái Lưỡi" của trưởng bối Thiện làm tôi nhớ lại bài thơ "Nói, cái lưỡi không xương, tấm lòng lếu láo ..." mà mình ghi trước đây khá lâu. Xin phép được chia sẽ như một đóng góp cho vui.


Nói, cái lưỡI không xương, tấm lòng lếu láo …

1. Nói

Nói tới nói lui
Nói xuôi nói ngược
Nói được nói không
Nói vòng nói thẳng
Nói xẳng nói khoan
Nói ngang nói dọc
Nói độc miệng mồm
Nói khôn nói dại
Nói đại nói càn
Nói gian nói thiệt
Nói hoài nói miết
Nói không biết mệt
Nói ơi là nói.

Nói lời hờn dỗi
Nói đỗ tội người
Nói lấp tội tôi
Nói ngoa nói cuội
Nói kém nói hơn
Nói hờn nói mát
Nói gạt gẫm nhau
Nói rào sau trước.
Nói lời mượt mà
Nói lời điêu ngoa
Nói gần nói xa
Nói ra nói vào
Nói cao nói thấp
Nói cóc cần đời
Nói chuyện trời ơi
Nói điều đất hỡi
Nói ơi là nói.
 
Nói qua nói lại
Nói nhái nói hùa
Nói rất bua xua
Nói đùa nói giỡn
Nói lời ngã ngớn
Nói chẳng nghĩ suy
Nói không uốn lưỡi 
Nói thành lỡ lời
Nói rồi hối lỗi
Nói thấy muộn màng
Nói buồn mang mang
Nói ơi là nói.

Nói tỏi nói hành
Nói chanh nói ớt
Nói thêm nói bớt
Nói hớt ý người
Nói nhường ý tôi
Nói rồi lại nói 
Nói lời trăn trối
Nói nỗi nhọc nhằn
Nói ý bâng khuâng
Nói nhiều ngại ngần
Nói mà chưa nói
Nói thành gian dối 
Nói rất lôi thôi
Nói ơi là nói.
 

2. Cái lưỡi không xương

Nói qua nói lại nói tới nói lui
Cái lưỡi không xương lật là lật lọng
Nói để vui cười vì thích nói chơi
Cà rỡn lâu ngày thành người khỉ ngọng.
Bạn ơi, bạn ơi ...
Ông Phật ngày xưa có lần đã nói 
Từ không mang hết ý, 
Ý không chở hết tâm
Mà cái khổ của chúng ta làm người
là phải dùng từ để chuyên chở ý
Và phải dùng ý để chuyên chở tâm
Tâm mở ra thì tình mới hanh thông
Tình hanh thông thì tâm càng mở lớn
Tâm với tình hanh thông mở lớn
Nói với nhau nhiều, khỉ khọn lắm cũng không sao.
Bạn ơi, bạn ơi ...
có phài như vậy không?
Hãy nhớ cái tâm muốn gởi đến
Hãy nhớ cái tình muốn trao đi
thì từ ý có lộn tùng phèo chăng nữa
chắc vẫn cười vì ... cái lưỡi thiệt không xương
Dẽo nhẹo như kẹo mạch nha
lật là lật lọng thiệt là ... chào thua.

3. Và tấm lòng lếu láo …

Miệng lưỡi không xương nhiều đường lắc léo
Lắc léo nhiều sẽ trẹo miệng cho coi
Bởi thế cho nên hắn rất hẳn hòi.
Dù dẽo miệng,
vẫn ưa thích: nói, nghe điều thành thật.

Hắn cốt nông dân chân bùn lấm đất
Người miền Nam tình thật đến ngu ngơ.
Thêm chút bá vơ mê đời hiệp nghĩa
Ham quân tử tàu, thua thiệt đến trơ vơ.

Cũng may gặp em nữa đời lận đận 
Đã yêu thương vì ngờ nghệch gã làm thơ.
Giữa lúc nhân gian nhiều đao búa nghi ngờ. 
và tin yêu cũ ngày ấu thơ dẫy chết.

Nhưng trái tim yêu có bao giờ chết 
Kẽ yêu nhau vẫn cuồng nhiệt yêu đương
Em vẫn thiết tha trong hiền dịu lạ thường
Để giúp hắn nuốt trôi đời mõi mệt.


hưhao
01.2008


Đọc lại và ghi thêm:

Nói dở nói dai 
Nói dài nói dóc
Nói xốc óc nhau 
Nói trào máu họng
Nói nghịu nói ngọng
Nói đông nói tây
Nói ngày hôm trước
Nói ngày hôm sau
Nói từ khổ đau
mang về đau khổ
Nói điều hàm hồ
Nói lời ngây ngố
Nói hết một thời
tàn tạ một đời
cũng chưa thôi nói.

  photo unnamed4.jpg
  
Nghiêng (thơ: Thơ Thơ, nhạc Phạm Anh Dũng) Quỳnh Lan hát, Quang Ðạt hoà âm
PAD
Phạm Anh Dũng
CD Nghiêng (bìa sau)



Thưa quý anh chị,

 Sống trong cõi ta bà này nhiều người thích làm “người number 1” hơn là “người number 10”.  Smile!
 Trải qua bao cuộc biển dâu, nhiều người lại “ngộ” ra rằng, người số nào cũng phải trở về với cát bụi giống nhau hết ráo.  Thế mà khi còn sống thiên hạ dành nhau “Ta Là Số Một”.  Mệt quá!

 Bởi thế Đức Phật mới bảo “Đời là bể Khổ” và đưa ra bài học Tứ Diệu Đế để dạy con người tu tập hầu để thoát Khổ.  Nhưng có được bao nhiêu người  chịu nghe theo lời dạy của Người, cho nên cuộc đời nhân thế vẫn mãi trầm luân trong biển Khổ.
 Người viết xin được tâm tình với quý Bạn qua chủ đề “Ta Là Số Một” dưới đây và suy ngẫm tí ti xem có đúng không nhé. Smile!
 Kính chúc tất cả quý bạn đều được an vui.
Sương Lam

 Ta là Số Một

Photo



Đây là bài thứ ba trăm ba mươi (330) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

 Người viết xin mượn câu chuyện Thiền dưới đây của Thầy Thích Tánh Tuệ để mở đầu cho bài tâm tình hôm nay, bạn nhé.
 Đừng bao giờ cho mình là quá quan trọng
 Ngàn vạn lần đừng cho mình là “quá quan trọng” bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. 
Nhưng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động.


Lạc đà và con ruồi


Có một con lạc đà phải trải qua trăm nghìn cay đắng khổ cực mới vượt qua được sa mạc cát rộng lớn.

 Một con ruồi đậu trên lưng con lạc đà và cũng tới nơi mà không mất một chút sức lực nào.

Con ruồi hân hoan, vui vẻ cười nói: 

“Lạc đà! Cảm ơn ngươi đã phải vất vả cõng ta tới đây, hy vọng sau này sẽ gặp lại!”


Nhưng mà con lạc đà lại lạnh lùng liếc nhìn con ruồi rồi nói: “Lúc ngươi ở trên lưng ta, ta vốn dĩ cũng không biết, cho nên khi ngươi đi cũng không cần phải chào hỏi. Bởi vì căn bản ngươi cũng đâu có trọng lượng gì, đừng tự đề cao mình quá, ngươi tưởng ngươi là ai?”


Có một cậu thanh niên sống trong gia đình đông người, mỗi lần ăn cơm, đều là hơn 10 người ngồi ăn xung quanh một chiếc bàn lớn. Một lần nọ, cậu ta đột nhiên có suy nghĩ muốn đùa mọi người một chút.

Trước khi ăn cơm, cậu ta chui vào trong một cái tủ và trốn ở đó để cho mọi người phải đi khắp nơi tìm kiếm mình.

Nhưng thật không ngờ là không có một ai đi tìm cậu ta cả, thậm chí họ còn không để ý tới sự vắng mặt của cậu trong bàn ăn. Sau khi mọi người đã ăn no và rời khỏi bàn, cậu ta mới chui từ trong tủ ra và một mình ăn những thức ăn thừa còn lại. Từ lần đó trở đi, cậu ta tự nhủ với lòng mình: “Sẽ không bao giờ cho mình là người quá quan trọng nữa, bởi vì như thế có thể sẽ phải nhận lấy sự thất vọng.” 


 Lúc nên cúi đầu thì cúi đầu


Benjamin Franklin được xưng là “cha đẻ của nước Mỹ”. Có một lần, ông từng đến thăm một vị lão tiền bối “đức cao vọng trọng”.

Lúc ấy ông tuổi trẻ lại khí thế mạnh mẽ nên đã ngẩng cao đầu mà sải bước đi rất nhanh. 

Không ngờ vừa bước đến cửa thì đầu của ông bị đập mạnh vào cái khung bên trên. Đau điếng cả người, ông không ngừng dùng tay mà xoa xoa bóp bóp, lại vừa nhìn cái khung cửa thấp hơn thân thể mình.

Vị tiền bối ra chào đón Franklin chứng kiến cảnh này liền nói:“Rất đau phải không? Nhưng mà đây có lẽ là thu hoạch lớn nhất của chuyến thăm ta ngày hôm nay của cậu đấy! Một người muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: “Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu!” Đây cũng là một chuyện mà ta muốn dạy cậu.”


Một người có thể có tự tin, nhưng đừng tự cao tự đại.

Một người có thể phóng đãng một chút nhưng đừng kiêu căng, ngạo mạn.

Một người có thể sống rất thọ nhưng cũng không thể trường sinh bất tử.


Đừng cho mình là “quá quan trọng”, kỳ thực cũng là một loại tu dưỡng, một cảnh giới của cao thượng, một thái độ lạc quan và là một loại trưởng thành của tâm tính, hay còn là một loại tâm không màng danh, lợi!


Đến, đi như mây qua trời.. Mây kia nào có tên. 

Namo Buddhaya

Thích Tánh Tuệ

 Ngày xưa khi còn trẻ, với những thành công trên đường học vấn một cách dễ dàng, người viết là cô “con gái rượu” của ba má tôi vì tôi đem nhiều niềm vui và sự hảnh diện về cho ba má tôi, cho nên tôi được cưng chiều nhất nhà. Tôi không làm gì động đến “móng tay tiểu thư” của tôi mà chỉ cần lo chăm học “thi đâu đổ đó” là được rồi.
 Tôi còn nhớ khi tôi học ban Sinh Lý Hoá ở Đại Học Khoa học Saigon năm 1963, trong giờ thực tập mổ xẻ con cá lóc tôi không biết đập đầu con cá lóc còn sống như thế nào đến nỗi anh bạn trong nhóm phải cười nhạo tôi là một phụ nữ “dở òm”, không dám giết cá thì làm sao có thể “giỏi” về gia chánh nữ công, nấu ăn cho chồng con được. Tôi chỉ biết cười mỉm chi đáp lễ mà không dám hó hé gì thêm nữa vì “bị rầy” đúng quá rồi!
 Hơn thế nữa, mỗi lần nhà truờng bắt mổ một con vật nào đó là tôi  phải trốn học “cúp cua” chạy vào rạp ciné Rex lánh nạn vì tôi rất sợ cầm con dao mổ.  Nếu bắt buộc phải thực hành việc mổ các con vật trong phòng thí nghiệm, tôi lại mổ tầm bậy tầm bạ lung tung. Mấy ông bạn cùng nhóm khi thấy người đẹp đang tròn xoe đôi mắt nai và  đang hét oai oái thì các chàng xung phong ra tay cứu nguy giúp đỡ người đẹp ngay.  Khoẻ quá! Nhưng đến  kỳ thi cuối khóa năm thứ nhất ở Đai Học Khoa Học, tôi đành phải bỏ cuộc thi vì biết rằng tôi không có duyên với  cái bằng Cử Nhân Khoa học chút nào với cái tính nghệ sĩ và lòng thương yêu loài vật của tôi.

  Tôi đi lấy chồng không đem theo một chút của hồi môn nào về nghệ thuật nấu ăn cả vì tôi có nấu bếp ở nhà bao giờ đâu. Ba mẹ tôi chỉ mong tôi học hành chăm giỏi và ngoan hiền là đủ rồi, còn mọi việc khác thì đã có ba mẹ tôi lo và có người giúp việc lo rồi. Bởi thế tôi nghĩ mình là “cái rún của vũ trụ”, tha hồ mơ mộng làm chuyện to chuyện nhớn theo lý tưởng của mình. Smile!

 Rồi thời cuộc đổi thay, tôi không còn là “bà xếp văn phòng” oai phong ngày trước nữa mà là một “bà mẹ quê” ở nhà nuôi gà nuôi vịt “tự túc tự cường” kiếm thức ăn dinh dưỡng cho gia đình. Một cơn dịch thoáng qua, gà vịt chết ráo trọi. Vì tiếc của, vợ chồng tôi vẫn cứ ăn thịt gà vịt chết toi này tỉnh queo trong thời điểm khó khăn về lương thực “thời giải phóng đặc biệt “ của toàn nước Việt Nam thời ấy.  Cũng may là lúc đó không có dịch cúm gà trầm trọng nên chúng tôi được sống sót mà về Saigòn làm “bà bán bánh mì” trước nhà một người quen cho đến khi dzọt được sang Mỹ.
 Thế là từ một người thuộc “hạng quan trọng” trong chế độ cũ, người viết “bị” thành một người  “hạng bần cùng” trong chế độ mới ở ngay trong nước Việt quê hương tôi ngày xưa. Bởi thế xin Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình luôn luôn là “người quan trọng số một” mãi đâu nhé vì cuộc đời giống như một sân khấu thay đổi vai diễn hà rầm đấy.  Chúng ta phải cố gắng học hỏi quan niệm sống giống như ông Nguyễn Công Trứ qua lời nói của ông: “Khi làm quan, tôi không lấy gì làm vinh, khi làm lính tôi không lấy gì làm nhục” thì mới có thể sống vui sống khỏe nơi chốn bụi hồng lao xao này, bạn ạ!
 Chúng ta cũng cần an trú trong hiện tại để sống vui với kiếp người, bạn nhé!

Photo


An trú hiện tại


Đức Phật hỏi một đệ tử Tăng:

-       Đời người bao lâu?

Tăng đáp:

-       50 năm.

Phật bảo: Không đúng.

-       40 năm.

-       Không đúng.

-       30 năm.

Phật kết luận: Đời người trong một hơi thở.


Bình:  Chúng ta bôn ba xuôi ngược đủ thứ để tìm cầu hạnh phúc.  Song cái quý nhất của đời người là hơi thở mà ít ai để ý.  Thiền giúp ta sống lại với hạnh phúc đơn sơ, nhưng rất chân thật với chính mình.

« Thở vào tâm yên lặng.  Thở ra miệng mỉm cười.  An trú trong hiện tại.  Giờ phút đẹp tuyệt vời.”

( Nguồn: Thiền là gì? Giác Nguyên)


 Đức tính khiêm cung cũng rất là quan trọng mà chúng ta cần học tập và thực hành để được sự quý mến của người xung quanh trong cuộc sống chúng ta. Xin mời bạn đọc trích đọan dưới đây về sự khiêm cung.
 “….Trong pháp hành cúi đầu hành lễ của Phật giáo còn có cách giải thích khác nữa là: Cái gọi là “chăm sóc bước chân’’, ý chỉ rằng, chúng ta làm bất cứ việc gì, cần phải có tư duy quán sát sao cho hợp thời, hợp lý; làm đâu ra đó và làm cho đến nơi đến chốn với lòng khiêm cung chân thật. Bởi vì đối diện với bất kỳ công việc làm nào, nếu chúng ta với tâm khiêm cung cần lao khẩn ý thì mới thành tựu được nền móng đời sống vững chắc. Trên lộ trình giao thông, vì muốn an toàn, khi đi đường bộ, hoặc khi lái xe, chúng ta đều phải nhìn xuống mặt đất và cẩn thận chăm sóc lấy từng bước chân của mình trên đường đi, chứ không dám ngưỡng mặt nhìn trời mà đi. Trong cuộc sống, nếu chỉ biết hướng lên phía trước để tìm tòi, để so đo tật đố, thì người đó nhất định sẽ gặp thất bại.
 Khiêm cung là một cử chỉ thành thục, đầy đủ đức chân thiện mỹ. Chúng ta cùng quán xét xem cây cỏ khi kết trái đơm bông đều hướng xuống mặt đất trĩu cành. Cây lúa khi trổ bông chín mùi thơm ngát cũng trĩu ngọn cúi đầu. Thế nên khiêm cung là cử chỉ cao quý khiến cho người khác ngay khi tiếp cận liền khởi tâm yêu mến, hoan nghinh.

Làm người, nếu tự cho rằng mình có dáng cao to trượng phu tướng, lại có địa vị, có uy quyền rồi sanh tâm cao ngạo, uỡn ngực vênh vang, đầu ngưỡng thật cao mạnh bước hiên ngang. Hạng người đó đáng liệt vào danh thứ nào? Trên lịch sử thế giới, các bậc hiền thánh được mọi người tôn xưng là bậc tài cao đức trọng vì họ suốt cuộc đời họ biết sống và phụng sự trong pháp hành khiêm cung. Cống cao ngã mạn sẽ làm tổn thất nhân đức; khiêm cung nhã nhặn, sẽ tăng trưởng nhân cách đạo đức và là pháp thu phục lòng người thành công. Chúng ta là hàng hậu học cần nên noi gương hàng thánh nhân học tập pháp hạnh khiêm cung mới tạo được cùng người mối rộng kết thiện nhân duyên.
Người biết sống khiêm cung nhất định sẽ có cuộc sống hạnh phúc, và sẽ có ngày thành đạt vinh quang.

 (Nguồn: Trích trong Nấc Thang Cuộc Đời- Đại sư Tịnh Vân)



Photo



Kính mời quý thân hữu thưởng thức Youtube Trở Về Cát Bụi qua tiếng hát của Mạnh Quỳnh thật là tha thiết, ngậm ngùi thương cho kiếp người.



Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Sương Lam


(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 330-ORTB738-71316)




Sương Lam





oooooo
Video – Sur la route de Paris au Cap d'Agde 

Images et Musique de Vinh-Thien Quach.
Voyage en Images et en Musique :

Le Cap d'Agde est une station balnéaire dans la commune française d'Agde (Hérault). Elle se situe au pied d'un ancien volcan, le mont Saint-Loup au bord de la mer Méditerranée. Elle est construite à partir de 1970, sur la planification de l'aménagement touristique du littoral du Languedoc-Roussillon. Le site a été un port grec dans l'antiquité.
Elle est développée depuis 1970 sur un lieu de très peu d'activité humaine, à partir d'une zone dénudée. L'urbanisation rejoint au nord du Cap d'Agde les parcelles de la vigne exploitée sur Marseillan. Une rocade automobile relie le Cap d'Agde aux autres pôles urbanisés d'Agde.
La zone de construction a été boisée avec la volonté d'en faire un grand parc urbain1. La station se compose tout autour d'un port de plaisance creusé dans un ancien étang. Les bassins du port sont entourés d'un habitat urbain mixte d'immeubles contigus et de pavillons formant des rues, plus des marinas sur des presqu'iles (iles avec pont) façonnées pour une habitation intégrant l'automobile et les bateaux.
Un large boulevard relie les nouveaux quartiers spécifiés par des ronds-points, des boucles secondaires de rues y sont reliées. Un système de pinèdes-promenades structurant un habitat dans la verdure est établi sur le plan initial.
Le village naturiste autonome est décentré au Nord de l'agglomération en bord de la Réserve naturelle nationale du Bagna commune à Agde et Marseillan. La plage naturiste est séparée du cordon des autres plages de Cap d'Agde par un petit port de plaisance, avec actuellement un parc d'hivernage de bateaux.
Des promenades piétons en ville sur le type zone piétonne sont faites dès la conception de la ville nouvelle avec pour marqueurs un dallage de pierres longues en basalte noir. Des « villages de vacances » qui se sont agglomérés les uns aux autres le long de la voie automobile publique ont composé une structure architecturale de type Néo-régionaliste2 ou bien brutaliste3 intégrée aux jardins plantés méditerranéens dont une des composantes est l'exotisme. Ces zones privées se sont isolées de plus en plus de l'accès du public.
Les espaces attractifs ont été constitués comme l'Ile des Loisirs, les Arènes du Cap qui proposent divers spectacles (et les Toro-piscines durant toute la période estivale), le parc Aqua land auquel s'ajoute entre le Cap d'Agde et Grau d'Agde la « Cité de l'eau », une construction du XXIe siècle, opération de la ville et de la Communauté d'agglomération Hérault Méditerranée.
Un espace de congrès, un musée archéologique important (Musée de l'Éphèbe), un aquarium marin, l'église St Benoit4, les vestiges de la villa romaine d'Embonne à ses côtés, le mémorial du débarquement 2e Guerre mondiale sur la falaise de basalte complètent l'intérêt pour le site.


Sans Virus
Quách Vĩnh Thiện

Voyage en Images et en Musique :

Président
ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )





2 commentaires:

  1. Cám ơn Carol.
    Rất mừng cho Carol có thể sinh họat lại bình thường sau thời gian dài dưỡng bệnh. Chúc vui chúc khỏe.
    Thân mến.
    NPN

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cám ơn chị Người Phương Nam.
      Sức khoẻ tôi cũng tạm thôi, hy vọng với thời gian tất cả đều trở lại bình thường.
      Kính chúc chị sức khoẻ và luôn vui tươi.
      Caroline Thanh Hương

      Supprimer