Translate

Libellés

mercredi 11 mai 2016

Nước mắm là gì, từ đâu có, làm sao biết chọn nước mắm đúng chất lượng và cách làm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.



Kính gử quý anh chị bài sưu tầm trên net về tài liệu nước mắm từ đâu có và  tài liệu để thực hiện chế biến nước mắm tại nhà bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh.

Sau đó, mời quý anh chị theo dỏi phóng sự trong Youtube để tìm hiểu thêm nghề làm nước mắm ngon, nhất là những hiệu như Phú Quốc, Phan Thiết...

Cũng nên nhắc cho nhau nghe là đất nước ta có nghề này vì hệ thống sông ngòi, biển cả trù phú về tôm, cua, cá,... Chúng ta hãy nhớ mà bảo vệ tài nguyên và lãnh thổ cũng như nghề truyền thống của ông cha ta để lại.

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hon núi cao."
tục ngữ Việt Nam

Cám ơn tác giả bài viết và Blog bạn đã post cùng chủ đê.

Kính chúc quý anh chị luôn khoẻ mạnh và vạn an.

Caroline Thanh Hương
 photo sucmanhteamwork1.jpg


Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tại miền nam Trung Quốc, nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món súp và thịt hầm.
Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thuỷ phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.
Nước mắm có thể làm từ cá sống, cá khô; hoặc từ cả các loại sò hến, tôm cua. Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ được từ tiết hay nội tạng cá. Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị. Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi tanh đặc trưng của cá. Quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra hương vị mùi quả hạch và béo hơn.
Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2). Một số thương hiệu xuất xứ nổi tiếng của nước mắm có thể kể đến như Nước mắm Phan Thiết,nước mắm Liên Thành,Nước mắm Phú Quốc, Nước mắm Hải Ngư,Nước mắm Nha Trang, Nước mắm Cát Hải, Nước mắm Đệ Nhất
Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam.
Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt Nam là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5-8 m3, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày người ta mở nút lù dưới đáy thùng để hứng nước bổi. Thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp chín, nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai.
Ở một số địa phương miền Bắc, như Cát Hải - Hải phòng, cách chế biến phổ biến là đánh khuấy, theo đó cá trước khi trộn chượp có thể đập dập, sau thời gian khoảng 3 tháng thì đánh khuấy chượp để tăng tốc độ chín. Phương pháp này rút ngắn thời gian ủ chượp xuống 6-7 tháng, nhưng chỉ cho nước mắm có độ đạm thấp hơn phương pháp truyền thống.

Nước mắm

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm



Một bát nước mắm đã pha chế để dùng.
Bánh cuốn.jpg
Bài này nằm trong
loạt bài về Ẩm thực
Kỹ thuật chuẩn bị và nấu
Dụng cụ nấu
Kỹ thuật nấu
Đo lường
Thành phần và chủng loại thức ăn
Gia vị & Rau thơm
Nước xốt – Xúp
Nguyên liệu

Các công thức nấu
Món tráng miệng
Ẩm thực
Việt Nam – Trung Quốc
Pháp – Ý
các nước khác...
Các đầu bếp nổi tiếng
Xem thêm:
Bếp – Món ăn
Sách dạy nấu ăn
(Wikibooks tiếng Anh)
Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ , tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt NamThái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tại miền nam Trung Quốc, nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món súp và thịt hầm.
Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thuỷ phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.

Nước mắm ở ngoài Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể nói Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của các loại mắm. Từ mắm nêm, mắm phệt, mắm ruốc, mắm tôm đến các loại mắm lóc, mắm sặt, khô mắm, khô mặn v.v... cho đến loại mắm đặc biệt là mắm nước thường được gọi là nước mắm. Nước mắm có thể làm từ cá sống, cá khô; hoặc từ cả các loại sò hến, tôm cua hoặc trái cây như quả điều khi làm nước mắm chay. Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ được từ tiết hay nội tạng cá. Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị. Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi tanh đặc trưng của cá. Quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra hương vị mùi quả hạch và béo hơn.

Nước mắm châu Á[sửa | sửa mã nguồn]



shottsuruishiru ở Nhật Bản
Nước mắm châu Á thường được chế biến từ cá cơm, muối, và nước, và cần được tiêu thụ điều độ vì nó có vị rất mạnh. Nước mắm Thái Lan rất giống mắm Việt Nam và được gọi là nam pla (น้ำปลา). Tại Trung Quốc, nó được gọi là ngư lộ (魚露, yúlù), tại Triều Tiên yeotgal (엿갈), tại Indonesia kecap ikan và tại Philippines patis. Tại Nhật Bản, ba loại mắm được sử dụng; shottsuru(しょっつる) ở tỉnh Akita, ishiru(いしる) ở tỉnh Ishikawa, và ikanago-jōyu(いかなご醤油) ở tỉnh Kagawa.
Bã cá giống mắm ở Indonesia được gọi là trasi, tại Campuchia prahok (Bò hóc) và thường dùng cá đã để hơi ươn trước khi ướp muối. Người Mã Lai cũng có cục gạnh cá gọi là belacan.
Mắm Lào được gọi là padek, được chế biến từ cá nước ngọt. ảnh

Phương Tây[sửa | sửa mã nguồn]



Tàn tích của hãng garum La Mã gần Tarifa, Tây Ban Nha
Có một loại nước mắm cũng đã từng phổ biến ở thời La Mã cổ đại, tiếng Latin gọi là garum hoặc liquamen, và cũng tồn tại trong nhiều loại nước chấm như oxygarum (pha với giấm), meligarum (pha với mật ong), v.v. Nước mắm cũng là một trong những đặc sản ở vùng Hispania Baetica.
Trong tiếng Anh, nó được gọi là fish sauce. Nước chấm Worcestershire ở Anh là một sản phẩm tương tự, loại nước chấm này được mang từ Ấn Độ sang Anh Quốc. Ngày nay, người ta dùng cá trống để làm garum, nhưng không được lên men.

Nước mắm tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]



Các vại đựng nước mắm chắt Cát Hải.
Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2).
Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam.

Cách chế biến[sửa | sửa mã nguồn]

Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 - 8 , rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng "nước bổi". Nội dung trong thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp "chín", nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai.
Ở một số địa phương miền Bắc, như Cát Hải - Hải Phòng, cách chế biến phổ biến là đánh khuấy, theo đó cá trước khi trộn chượp có thể đập dập, sau thời gian khoảng 3 tháng thì đánh khuấy chượp để tăng tốc độ chín. Phương pháp này rút ngắn thời gian ủ chượp xuống 6-7 tháng, nhưng chỉ cho nước mắm có độ đạm thấp hơn phương pháp truyền thống.

Ðánh giá chất lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

 

 


 


Qui trình làm nước mắm nhỉ, mắm nêm..


 Quinhon11  

 photo 1_9.jpg






Rất nhiều bạn gửi thư về hỏi QN qui trình làm nước mắm. Thú thật QN cũng không biết rành, chỉ là nhớ mang máng do ngày trước ở quê nhà có dịp thấy Mẹ làm qua, nên nhớ tới đâu làm tới đó, rồi từ từ học hỏi rút kinh nghiệm thế thôi chứ QN không phải tay làm mắm chuyên nghiệp.

 photo 2_9.jpg
 



Mấy năm trước cũng có làm qua nước mắm, nhưng lúc đó chưa có nguồn cá, QN phải mua cá Cơm đông lạnh ở chợ Đại hàn rất mắc, gần $4 / lb, mà cá lại không tươi, nên chỉ làm thử cho vui chứ chẳng bỏ bèn gì. Vì để ra một lít nước mắm nhỉ phải cần 4-5 lbs cá hay có khi hơn, (còn tuỳ loại cá) tính ra giá vốn cũng quá cao rồi.
Gần đây có được nguồn cá, không tốn tiền mua, mà lại nhiều nên mới có cơ hội làm thỏa thích. Tính đến hôm nay QN đã làm tới đợt thứ ba, nên ít nhiều cũng có thêm kinh nghiệm.
Từ cá ta có thể làm ra nhiều loại mắm. Nhưng ở đây QN chỉ viết về hai loại mắm nêm và mắm nhỉ

Trước hết cần chuẩn bị sẳn những thứ sau đây cho bước đầu tiên:

-  Hũ thủy tinh lớn ( Hũ thủy tinh cở 2 gallons QN thấy mua ở Walmart rẽ nhất $9.79 )
-  muối thường hoặc muối hột .

 
 photo 3_9.jpg


Tại sao cần có sẳn những thứ này?
Vì khi cá đem về,  nếu mình rửa sơ, để từng rổ cho ráo nước rồi muối ngay, thì sẽ không bị mất phần máu cá, chính máu này giúp cho mắm ngon và cho ra nhiều nước mắm hơn.
( Ở Vn, người ta không rửa cá, mua về cứ thế mà muối mắm ngay, có khi để hơi ươn ươn họ mới muối. Sau đó lọc lại ..) .
 
 

Về khâu muối, lúc đầu cũng nghĩ làm muối hột mới ngon, giống như bên VN, nhưng xét lại có thể ở VN , người ta làm mắm với số nhiều nên muối hột là tiện lợi nhất, do muối hột còn lẫn tạp chất, chưa chế biến nên giá rất rẻ so với muối trắng. Còn ở bên này, muối hột nhập từ Vn qua, bán lẻ từng bịch nhỏ ở chợ, giá mắc hơn muối trắng gấp nhiều lần, nên sau khi làm thử cả hai loại muối, thấy chất lượng mắm chẳng có gì khác biệt, nên mấy lần sau QN dùng muối thường hết.( đây chỉ là ý kiến cá nhân của QN thôi nhé, có thể đúng có thể sai .. Tùy theo ý thích mỗi người). 
Ở Mỹ có loại muối biển (sea salt, xem hình) giá mắt gấp đôi muối thường, tùy mình dùng loại nào cũng được.

 Về số lượng muối, QN có nhận xét sau đây:

*  Làm nước mắm công thức chung là 6 kg cá thì một kg muối .

 (Hoặc tỷ lệ phần muối nhiều hơn hay ít hơn tùy theo ý thích mỗi người, theo QN vừa ăn nhất là 6 phần cá 1 phần muối )

Sau khi trộn đều cá với muối, cho vào hũ sạch, lấy bao ni lông phủ ngoài nắp, đậy kín, đem phơi ngoài nắng, QN còn dùng băng keo dán chặt ở các mép bao, nên không hôi hám gì hết nhờ đó ruồi cũng không đánh hơi được để tới làm phiền.. mưa gió cũng không sợ vô nước làm hư mắm. Nhất là không bị hàng xóm ngoại quốc than phiền hay kỳ thị.

Thường thường nếu nắng nhiều thì sau vài tuần thì mắm đã nát, hoặc nhìn ngoài hũ thấy phần xác nổi lên và phần nước mắm trong trẻo nằm ở dưới thì là mắm đã chín, mắm nêm đã có thể dùng được rồi.
Tuy nhiên Mẹ QN nói : dù mắm đã nát nhưng phơi lâu hơn thì mới phân hũy đuợc hết chất mắm, giúp mùi vị đậm đặt thơm ngon hơn. Nên chúng ta  có thể chịu khó phơi thêm trong vài tháng.
 


 
 photo 4_9.jpg
 photo 5_8.jpg

Lúc này tới khâu : Lọc lấy mắm nêm, mắm đục.
Chuẩn bị một cái vợt lưới,  một cái rổ, một cái nồi cao, một cái thau, một cái vá múc canh.


 photo 6_7.jpg

 Để cái vợt lên miệng nồi
 
  photo 7_6.jpg
 
 Múc mắm vào cái vợt, cho nước mắm đục chảy xuống nồi

 photo 7_6.jpg





sau đó phần xác mắm để riêng, nước để riêng
 
 photo 8_6.jpg
 
Phần mắm vừa lọc được gọi là mắm nêm hay mắm đục

 
Để cái vợt lưới trên cái miệng nồi, múc mắm bỏ vào cái vợt lưới, dùng cái vá đảo qua, đảo lại, xốc lên, xốc xuống chỗ mắm để nước chảy xuống dưới nồi cho nhanh, hoặc không gấp thì cứ phủ tấm vải để đó cho đến khi nào mắm chảy xuống hết thì tiếp tục. 

Khi thấy hết nước thì múc phần xác đó bỏ qua cái thau khác. Lần lượt cứ làm vậy cho hết chỗ mắm trong hũ.

Số mắm chảy xuống nồi, lúc này được gọi là mắm nêm, hay ở quê người ta còn gọi là mắm đục. Nếu ăn theo dạng này thì nên lọc qua vợt lưới lại lần nữa để gạn cho hết xương vụn của cá, sợ ăn còn lợn cợn mất ngon.

Nếu muốn ăn mắm trong, hay còn gọi là nước mắm nhỉ thì mình phải lọc từ chỗ mắm nêm này.

Cách lọc nước mắm nhỉ:
Ở VN người ta có thùng lớn, có cái ống phía dưới để mắm chảy từng giọt. Nhưng bên này không có thùng đó, nên phải nghĩ cách khác. Ra tiệm vải mua một mét vải dày, loại giống vải tám ở VN.về giặt lại cho sạch, phơi khô. 
Khi lọc mắm chuẩn bị một cái nồi lớn, sâu. Một cái rổ có bề rộng vừa với miệng nồi, cắt miếng vải vừa theo cái rổ, đừng để lớn quá, vì mắm sẽ thấm hết tấm vải, vừa hao mắm vừa hôi nhà.

Đặt cái rổ lên cái nồi, cho phần mắm nêm (vừa lược bỏ xác xong) vào rổ, canh sao vừa đủ, đừng đầy quá rồi lấy cái nắp nồi đậy lên, che chắn kỷ càng để khỏi hôi, khỏi mời gọi lũ ruồi đáng ghét. Vậy là xong, để đó .. mắm sẽ từ từ nhỉ từng giọt xuống nồi, nên gọi là nước mắm nhỉ.

 Lâu lâu xem lại cái rổ, thấy mắm vơi thì châm thêm mắm lọc tiếp. Cứ thế cho đến hết chỗ mắm cần lọc.

Vì mắm nặng mùi nên ruồi rất nhiều, chỉ trong vài phút là cả dòng họ lớn bé chúng kéo tới đông đủ, nên trong giai đoạn lọc mắm nhỉ, QN phủ thêm một tấm ni lông trên mặt che kín hết để khỏi hôi và vô hiệu hoá cái GPS của lũ ruồi , nhờ vậy không có một con nào đến làm phiền mình hết

Chú ý: Khi lọc phải dùng vải thật dày, nước mắm mới trong.

Lúc này mắm đã ăn được, vô chai , đóng nút thật kỷ,sau đó  chịu khó đem phần nước mắm nhỉ đó, phơi tiếp vài nắng nữa thì mắm sẽ dậy màu, thơm ngon hơn.

 photo 9_5.jpg
cắt miếng vải vừa với cái rổ


 photo 10_5.jpg
 
để rổ trên nồi, múc phần mắm nêm đã lượcc xác xong trút vào rổ

 photo 11_6.jpg



đậy nắp lại

 photo 12_3.jpg

Nếu kỷ thì trùm lên một tấm nilông để khỏi hôi khỏi sợ ruồi




 photo 13_3.jpg
 
Hũ mắm đã lọc xong, phơi thêm vài nắng nữa rồi đem vô nhà .. sẳn sàng để thưởng thức










Còn xác mắm ta xử lý thế nào? Nếu không muốn làm mắm đợt nhì, dùng để nêm nếm, nấu ăn thì chỉ việc gói xác mắm vô vài ba lớp bịch nhựa cho khỏi hôi rồi liệng vào thùng rác. Nhưng nếu tiếc rẻ (vì còn nhiều mắm lắm) chỗ xác mắm thì ta làm đợt mắm thứ nhì, còn gọi là nước mắm nấu .

Cách làm mắm đợt hai dùng để nấu ăn: Hoà một dung lượng:
5 phần nước một phần muối hay muốn nhạt  hơn thì giảm bớt muối, cái này tùy mình), nấu sôi để nguội .

Sau đó cho phần nước này vào hũ đựng xác mắm, quậy đều, đậy kỹ rồi đem phơi nắng tiếp. 
Khoảng 2 tháng sau sau, đem mắm ra lọc lại như phần đầu và lúc này ta có đợt nước mắm thứ nhì dùng để nấu ăn. Loại mắm này không ngon như loại mắm nguyên chất đầu tiên, nhưng thiết nghĩ cũng ngon hơn nuớc mắm đang bày bán ngoài chợ nhiều.

Đây là cách làm nước mắm của QN. Muốn có mắm ăn thì mằm mò nghĩ cách mà thôi, chắc rằng ngoài kia còn còn nhiều vị cao nhân làm ngon và có nhiều bí quyết làm nước mắm hay hơn nữa. QN sẽ rất vui nếu được các bạn chia sẻ, chỉ bảo thêm . 
Dù sao cũng hy vọng bài viết ít nhiều cũng giúp ích cho một số người muốn làm nước mắm kiểu amateur như QN .

Thành phẩm được 4 gallons nước mắm nhỉ (còn đang lọc thêm)

 photo 14_3.jpg

 photo 15_2.jpg
Thành phẫm đóng chai gởi tặng bạn bè
 





PS: Trong công đoạn còn phơi nắng ta nên dùng hũ thủy tinh. Chỉ sau khi xong thành phẩm thì có thể chứa trong canh nhựa, cất vào chỗ mát dùng dần. Tuyệt đối không dùng hũ nhựa khi phơi ngoài nắng.


Đọc thêm bài liên hệ về cách làm các loại mắm :

**    Nước mắm nhỉ Houston.  
**    Đi câu, đi chài - thú tiêu khiển của người Việt ở Houston
**   Tường trình về mắm cá thu xổi .
**   Alô , Ô la .. Mắm thu đây
 
 photo ca-com1.jpg
 

Nhận biết nước mắm ngon và chất lượng

Như thế nào là một loại nước mắm ngon? Thông thường, khi nhận định về chất lượng của loại thực phẩm này, bạn sẽ dựa vào 3 yếu tố cơ bản, đó là: Màu sắc, độ đạm và mùi vị của nó.

Màu sắc

Sở dĩ nêu ra yếu tố màu sắc đầu tiên bởi đó là điểm mà bạn có thể quan sát nhanh chóng bằng mắt thường. Khi kiểm tra mắm, bạn không nên xem xét trong tình trạng thiếu sáng. Hãy nói với người chủ cửa hàng cho mình mượn chai mắm và soi ra ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống, nếu bạn thấy nước trong thì ổn, nếu bạn thấy có cặn xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua.
nước mắm
Nước mắm trong chai màu vàng là dấu hiệu tốt để bạn có thể yên tâm bước đầu.
Nước mắm trong chai màu vàng là dấu hiệu tốt để bạn có thể yên tâm bước đầu, nhưng nếu nó có màu khác lạ, chẳng hạn như xanh xám thì bà nội trợ nên cẩn thận bởi có thể nó sẽ không an toàn. Tuy nhiên, cũng không nên nhầm lẫn giữa “màu khác lạ” và màu vàng của nước mắm bị sẫm lại so với lúc mới mua, vì sau khi dùng một thời gian, màu sắc sẫm đi là dấu hiệu tự nhiên của nước mắm truyền thống bạn nhé!

Độ đạm

Hàm lượng đạm là thông tin phản ánh chất lượng của nước mắm và nó luôn luôn nằm trên bao bì của sản phẩm. Đây cũng là một mẹo nhanh chóng để bạn phân biệt nước mắm thật - giả. Một sản phẩm có ghi rõ độ đạm trên nhãn mác chưa hẳn đã là hàng thật, nhưng 1 chai mắm mà ngay đến cả thông số này cũng không có thì chắc chắn là mắm giả hoặc của cơ sở sản xuất kém uy tín và bạn phải tuyệt đối tránh xa.
Dưới đây là thông tin về độ đạm được căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) để bạn tham khảo:
Độ đạm >30No: Loại đặc biệt.
Độ đạm >25No: Loại thượng hạng.
Độ đạm >15No: Loại hạng 1.
Độ đạm >10No: Loại hạng 2.
Như vậy, độ đạm càng cao thì càng quyết định chất lượng của mắm, và bạn hoàn toàn có thể “vượt qua” khâu này bằng cách đọc thật kỹ nhãn mác của nhà sản xuất.

Mùi vị

Sau khi đã kiểm tra chất lượng an toàn của chai nước mắm thông qua cách kiểm tra màu sắc và độ đạm thì bước kế tiếp sẽ là mùi vị. Mùi vị không chỉ phản ánh chất lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon dở của . Vì thế bà nội trợ đảm đang không nên bỏ qua bước này nhé!
Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ mang một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hoà và bùi bùi. Mùi thơm lừng của mắm sẽ rất đặc trưng, khi nếm mà vị ngọt đậm của nó thấm dần nơi cổ họng và dịu nhẹ thì là mắm ngon. Ngược lại, nếu bạn nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.

 
 
Cách làm tương hột tại nhà
 photo 111.jpg
 
 
Công thức này cho khoảng 5 - 6 lbs đậu nành.

Nguyên liệu cần:
-  5- 6 lbs đậu nành
-  1 lbs mè trắng 
-  2 lbs gừng 
- 1 1/2 lbs đường vàng ( brown sugar )
- Xì dầu ( tùy theo đậu nhiều hay ít, cần đổ ngập đậu.)

Cách làm:

Bước #1 
-  Đậu nành rửa sạch ngâm nước qua đêm. hôm sau trút ra rổ, bỏ nước
-  Mè, rang vàng , xay nhuyễn.
-  gừng, cắt nhỏ, xay nhuyển.

Bước #2 
-  Bắt nồi nước sôi, luộc đậu với lửa medium, cho đến khi đậu thật mềm 

tùy theo đợt đậu, có lúc luộc mau mềm, có lúc cần luộc lâu hơn, quan trọng là đậu phải thật mềm mới ngon . Lần này QN luộc mất gần 3 giờ.  Có thể bỏ vào nồi chút bột baking soda cho mau mềm, nhưng QN không thích cái mùi của nó nên không dùng. 
 - Quí vị nào có nồi áp xuất , thì dùng để hầm đậu cho mau mềm thì càng tốt
-  Sau khi mềm trút đậu ra rổ, bỏ nước.

  Bước #3
- Cho số đậu đó vào nồi.
- đổ xì dầu vào ngập đậu nấu sôi với lữa medium, khoảng 30 phút cho đậu thấm xì dầu.
- Nhớ bảo đảm đậu đã mềm thật mềm mới cho đường vào. ( vì phải trừ hao khi cho đường vào chung đậu sẽ bị sượng cứng lại một chút).
- Sau khi cho đường vào nấu sôi khoảng 10 phút thì cho tiếp gừng và mè (đã xay nhỏ) vào nấu chung.
- nấu sôi thêm khoảng 30 phút là xong, nếu muốn có thể quậy chút bột cho vào để tạo độ sánh. Nhưng QN thấy không cần thiết. (Tùy sở thích mỗi người.)
- Sau cùng nêm nếm lại theo khẩu vị riêng của mình. Đậu này thành phẩm thường có vị mặn vừa phải, có phần hơi ngọt.

- Sau khi nấu xong, để nguội , cho vào từng hộp cất vào tủ đông, có thể để giữ được rất lâu. Làm một lần để dành ăn cả năm cũng không sao.
 photo 112.jpg
 
Đậu nành khoảng 5-6 lbs


 photo 113.jpg



Luộc đậu cho tới lúc mềm thật mềm

 photo 114.jpg



 photo 115.jpg
Đường, Gừng , mè (  light sugar brown cũng được)
 photo 116_2.jpg
 
Gừng xay nát



 photo 117_1.jpg



 photo 118_1.jpg



Mè rang vàng



 




Mè xay nhuyễn

 photo 120.jpg

Xì dầu, Gừng , mè sẳn sàng

 photo 121.jpg
 
 
Nấu Đậu với xì dầu ngập mặt



 photo 122.jpg
Đậu mềm , cho đường vào nấu chung khoảng 10- 15 phút






 photo 119.jpg

Có thể thêm chút bột cho có độ sánh.

 photo 126.jpg

Vậy ra xong, múc ra để nguội , để dành ăn cả năm cũng được.





Món quà chia tay, mấy chị em chia nhau mỗi người một hộp mang về nhà, để dành ăn.
oooo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire